- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Ký ức không quên với người khoác áo blouse trắng
Hai vợ chồng cùng công tác trong ngành Y tế khiến họ dễ cảm thông, chia sẻ với khó khăn, vất vả của nhau, nhưng cũng trong những giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, họ cùng nhau gác lại hạnh phúc riêng tư, ghé vai cùng đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hơn 2 năm qua với những đợt cao điểm ngành Y tế dồn toàn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 là một chặng đường như thế.
Nghĩ đến con gái nhỏ của mình, bác sỹ Nguyễn Thị Linh (ảnh) luôn điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhi bằng tình cảm, trách nhiệm của người mẹ hiền.
Điều dưỡng Nguyễn Văn Tuấn, Khoa Nội Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng là một trong những cán bộ, nhân viên y tế đầu tiên của tỉnh tham gia hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh chống dịch tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 Bình Chánh. Xa gia đình 69 ngày, làm việc tại Trung tâm ICU với áp lực lớn và chứng kiến nhiều đau thương, mất mát từ đại dịch, khi về sút 4kg là thông tin ngắn gọn mà tôi có thể tóm lược lại từ cuộc trò chuyện với anh Tuấn. Khi được hỏi “Vợ cũng trong ngành Y tế, mẹ già có bệnh nền, lúc đó việc nhà anh sắp xếp thế nào?”, anh Tuấn chỉ cười “Ôi chả nghĩ nhiều được đâu em ạ, cứ lên đường thôi, còn mọi việc bà xã lo!”.
Bác sĩ Dương Thị Lợi, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCT và Phục hồi chức năng là vợ anh Tuấn. Bình thường, hai vợ chồng chị Lợi và hai con trai ở cùng mẹ chồng tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ. Chị Lợi kể, trước khi anh Tuấn đi hỗ trợ miền Nam chống dịch, cả hai vợ chồng đều làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 4. Lúc đó, chị là Trưởng khoa Điều trị F0 ổn định, còn anh ở khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Trong khoảng 1 tháng làm nhiệm vụ tại đây, chị tuyệt đối không được ra khỏi khu vực điều trị, do quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, cách ly giữa các khoa, hai vợ chồng làm cùng một bệnh viện nhưng không được gặp nhau, chỉ nhìn thấy nhau từ xa.
“Mẹ anh Tuấn đã 75 tuổi, bị tiểu đường 20 năm nay vẫn phải thay chúng tôi chăm sóc hai cháu 9, 10 tuổi. Thỉnh thoảng mẹ bị choáng, chóng mặt, mà thời gian đó, chỉ anh được phép ra khỏi bệnh viện, lại phóng xe về nhà xem tình hình sức khoẻ của bà ra sao” - chị Lợi nhớ lại.
“Gần 70 ngày là đợt xa nhau dài ngày nhất kể từ khi chúng tôi lấy nhau. Khó khăn thì cùng khắc phục, hiểm nguy cũng phải dấn thân bởi chúng tôi xác định đã lựa chọn gắn bó nghề Y thì mình không thể đứng ngoài cuộc khi cả nước, cả ngành đang sục sôi chống dịch” - chia sẻ rắn rỏi là thế, nhưng chị Lợi không phủ nhận ít nhiều khó khăn trong sinh hoạt khi thiếu vắng bàn tay người đàn ông trong gia đình - “Bình thường, những việc sửa chữa điện nước trong nhà do anh đảm nhiệm hết, nhưng thiếu anh, cái vòi nước bị hỏng, nhà mất nước… mình phải tự xoay xở. Có lần, làm mãi không được, lại phải gọi điện nhờ anh hướng dẫn”.
Bác sỹ trẻ Nguyễn Thị Linh, Khoa Bệnh Nhiệt đới - Tiêu hoá Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh có chồng là bác sỹ Nguyễn Thành Nam làm việc tại khoa Ngoại - Xạ trị và Y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bác sỹ Linh cho biết, hiện nay, do số ca mắc đã giảm, số ca phải nhập viện cũng bớt khoảng một nửa so thời điểm cách đây 2-3 tuần nên đã bớt áp lực, nhưng những kỷ niệm cùng đồng nghiệp chống dịch thì không thể nào quên. Từ cuối tháng 1-2022, Bệnh viện triển khai điều trị F0 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới - Tiêu hoá Nhi. Khi đó, mặc dù con nhỏ, theo chế độ chưa phải vào khu điều trị, nhưng do khoa thiếu nhân lực, bác sỹ Linh quyết định cai sữa và cùng tham gia hỗ trợ các anh chị em.
“Chồng em làm khoa ngoại, thường xuyên phải vào phòng mổ, rồi lại trực nên việc nhà và chăm sóc con trai đang học lớp 3 và em bé 21 tháng hiện nay đều do một tay mẹ chồng đã về hưu vun vén, quán xuyến. Nếu không dựa dẫm được ông bà thì chúng em cũng không biết xoay xở như thế nào” - Linh tâm sự.
Vợ chồng anh Tuấn, chị Lợi đoàn tụ sau những ngày xa nhau vì tham gia chống dịch COVID-19.
Về giai đoạn cao điểm chống dịch, cô bác sỹ có vóc dáng nhỏ nhắn nhớ lại: “Hồi tháng 5, 6 năm 2021, do con nhỏ chưa đầy 1 tuổi nên em chỉ tham gia các đoàn tiêm vắc-xin phòng COVID-19, đi hết KCN này đến KCN khác, rồi tiêm cho người dân trên địa bàn thành phố, song song với việc điều trị cho bệnh nhân truyền nhiễm thông thường. Đã chống dịch thì có ai nhàn đâu chị, mỗi vị trí, công việc đều rất vất vả”.
Khi dịch bệnh tại Bắc Ninh đã tạm lắng, tham gia hỗ trợ huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội chống dịch, bác sỹ Linh làm nhiệm vụ trực tiếp lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Sáng sáng, đúng 6 giờ chị Linh có mặt tại điểm tập trung để lên xe, có ngày 12 giờ đêm mới về đến nhà, thời tiết mùa hè nắng nóng, lại mặc bảo hộ phòng dịch, trong 1 tuần tham gia chống dịch tại Hà Nội, chị sút 1kg. “Ngày nào em cũng mang theo mấy bộ quần áo để thay, các anh chị em trong đoàn ai cũng thế vì điểm lấy mẫu ở giữa sân trường, trời nắng nóng, người ướt sũng mồ hôi. Đang cho con bú, em lại nhiều sữa, đi cả ngày, sữa về, chảy ướt từ áo trong ra áo ngoài”.
Đối với những cặp vợ chồng cùng công tác ngành Y, những tháng ngày chống dịch cao điểm, mối lo quẩn quanh vẫn là gia đình, con cái. “Khó khăn nhất là chuyện học hành của con, thời điểm con phải học online kéo dài, ở nhà đã có bà, nhưng bà lại không thạo công nghệ, mỗi khi con đang học mà mất mạng internet, không vào lớp được, con lại gọi điện thoại, hoặc có khi cô yêu cầu cài đặt một ứng dụng nào đấy thì lúc đó chỉ có thể giải quyết tình thế bằng cách phiền hàng xóm sang giúp. So với những gia đình làm công việc khác, ông bà cũng phải gắng sức hơn nhiều vì phải gánh vác phần việc của các con trong chăm sóc cháu” - bác sỹ Linh xúc động.
Hiện nay, cuộc sống người dân cơ bản trở lại nhịp điệu bình thường. Đây là kết quả tất yếu sau những tháng ngày miệt mài cả hệ thống chính trị cùng chống dịch, trong đó ngành Y tế là lực lượng nòng cốt tuyến đầu. Phía sau kết quả ấy là vô vàn nỗ lực, hy sinh không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Những ngày chiến đấu, chiến thắng đại dịch COVID-19 đó sẽ trở thành ký ức không quên đối với mỗi người khoác áo blouse trắng!
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu: Mua bổ sung thuốc insulin và methadon tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc lần 2 (02/11/2024 16:09)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Cấu hình đảm bảo an toàn thông tin mạng (02/11/2024 10:53)
- Tận tụy, trách nhiệm nơi tuyến đầu chống dịch (18/02/2022 13:53)
- Tiếp nhận 400.000 chiếc bơm tiêm ECO 1ML kim 25GX1 ủng hộ công tác phòng, chống dịch (01/01/2022 09:19)
- Câu lạc bộ thầy thuốc trẻ huyện Gia Bình xung kích, tình nguyện vì cộng đồng (26/10/2021 15:00)
- Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật huyện Thuận Thành - Nơi thắp sáng ước mơ và hy vọng (22/10/2021 15:00)
- Vững niềm tin - bình an, chiến thắng trở về (18/10/2021 09:38)