- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Lợi ích thiết thực của mô hình Quản lý, điều trị bệnh đái tháo đường tại Trạm Y tế xã
Sau 8 năm phát hiện và điều trị bệnh ĐTĐ, tháng 8 năm 2020 ông Vũ Văn Thuyết, 75 tuổi thôn Đìa, xã Bình Dương (Gia Bình) lần đầu tiên được khám và lấy thuốc điều trị ĐTĐ tại trạm y tế xã một cách rất thuận tiện. Ông Thuyết chia sẻ thêm: Trước đây, hàng tháng ông đi khám và lấy thuốc ở bệnh viện huyện cách nhà hơn 10km. Đều đặn mỗi tháng đến ngày khám, các con đều phải bố trí sắp xếp công việc đưa bố đi, lên đó bệnh nhân đông cũng phải chờ đợi. Bình thường làm các thủ tục đến khi lấy thuốc cũng phải hết cả buổi sáng. Nay được các bác sỹ chuyển về tại trạm y tế xã gần nhà nên rất phấn khởi và yên tâm. Bệnh nhân được khám, kiểm tra đường huyết và lấy thuốc theo quy trình như các lần thực hiện ở huyện. Ở đây, có nhiều thời gian hơn, được tư vấn chế độ ăn uống, tập luyện. Tâm sự của ông Thuyết có lẽ cũng là nỗi lòng của hơn 30 bệnh nhân đang được điều trị ĐTĐ tại 3 mô hình điểm là trạm y tế Bình Dương (Gia Bình ); trạm y tế xã Trung Kênh (Lương Tài) và trạm y tế xã Chi Lăng (Quế Võ)…
Xét nghiệm đường máu mao mạch cho bệnh nhân ĐTĐ tại trạm y tế Bình Dương (Gia Bình).
Tại các địa phương triển khai chương trình này, trước đó cán bộ của các trạm y tế đều được tập huấn, đào tạo chuyên môn. Đặc biệt, với hình thức “cầm tay chỉ việc” được thực hiện bằng việc cử bác sỹ ở trạm y tế lên các Trung tâm Y tế để đào tạo hoặc bác sĩ tuyến huyện xuống trạm y tế hướng dẫn chuyên môn. Trong giai đoạn đầu thực hiện khám phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được giới thiệu lên tuyến trên để chẩn đoán xác định. Song song với đó, Sở Y tế cũng phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện các thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế đối với công tác khám, xét nghiệm đường huyết mao mạch (test) và các dịch vụ khác phục vụ điều trị ĐTĐ tại xã. Các hoạt động chính sẽ được triển khai tại trạm y tế là phát hiện sớm người mắc bệnh ĐTĐ; xét nghiệm đường máu mao mạch cho các đối tượng có nguy cơ cao; tư vấn và lập danh sách quản lí các trường hợp mắc tiền ĐTĐ; chuyển tuyến trên chẩn đoán xác định các trường hợp nghi ngờ; điều trị, quản lí ĐTĐ đối với các trường hợp được tuyến trên chuyển về; xử trí và chuyển người bệnh ĐTĐ lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn. Những đối tượng có chỉ số đường huyết đạt mục tiêu (4.4-7.2mmol/l, HbA1C <7%), không có bệnh lí kèm theo, không có biến chứng... sẽ được TTYT chuyển về điều trị tại trạm y tế. Định kì 3 tháng/lần, người bệnh được chuyển lên TTYT thực hiện xét nghiệm sinh hóa, đánh giá hiệu quả điều trị.
Bác sỹ Nguyễn Thị Thu, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trung Kênh, huyện Lương Tài cho biết: Hiện nay, trạm y tế thực hiện quản lý 470 bệnh nhân tăng huyết áp, điều trị 336 bệnh nhân tăng huyết áp và từ tháng 6/2020 mới tiếp nhận điều trị 28 bệnh nhân ĐTĐ trong số 212 đối tượng quản lý. Đa số bệnh nhân ĐTĐ là người cao tuổi, có bệnh nền nên ngoài việc khám điều trị theo phác đồ, chúng tôi chú ý đến nội dung truyền thông, tư vấn cho các cụ chế độ ăn uống, luyện tập với từng người. Để nâng cao hiệu quả quản lý và điều trị bệnh, chúng tôi thường xuyên rà soát lại danh sách những bệnh nhân đang điều trị bệnh và tổ chức khám sàng lọc để phát hiện kịp thời những bệnh nhân mới mắc bệnh để lên phương án hỗ trợ điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.
Phát huy hiệu quả mô hình điều trị và quản lý bệnh nhân tăng huyết áp trước đó, công tác quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ tại trạm y tế bước đầu triển khai hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đó là việc giảm tải cho tuyến trên; giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, không phải tốn kém chi phí đi lại được theo dõi thường xuyên. Thời gian tới, ngành y tế sẽ đánh giá mô hình và cho triển khai nhân rộng, đồng thời từng bước chuyển bệnh nhân tăng huyết áp, ĐTĐ từ các Trung tâm y tế về trạm quản lý theo mô hình này. Phấn đấu đến cuối năm 2021 sẽ triển khai mô hình tại tất cả các trạm y tế trên địa bàn tỉnh.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- TTYT Quế Võ: Tập huấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi lồng ghép khám sàng lọc tăng huyết áp, đái tháo đường năm 2020 (29/06/2020 10:40)
- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới (17/06/2020 15:03)
- Y tế Mão Điền - Nơi người dân gửi trọn niềm tin (26/02/2020 08:27)
- TTYT huyện Quế Võ: "Xanh - Sạch - Đẹp - Hướng tới sự hài lòng của người bệnh" (24/02/2020 10:35)
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên - vấn đề quan trọng cần được nhân rộng (24/10/2019 14:49)