- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Những bác sĩ “đi trước về sau”
“Người đi trước về sau”, “người thức để đảm bảo an toàn cho những người ngủ” là những câu nói ví von dùng cho các bác sĩ gây mê – hồi sức. Cũng vất vả, khó khăn, cũng áp lực, căng thẳng, cũng đòi hỏi chuyên môn rất cao bởi liên quan đến tính mạng người bệnh, nhưng không có nhiều người bệnh biết đến các bác sĩ gây mê – hồi sức. Sự cống hiến, sự hi sinh cho công việc của họ dường như khá thầm lặng, nhưng vẫn hàng ngày, hàng giờ, những “chiến sĩ áo trắng” ấy đang tiếp tục cống hiến tâm sức trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Bác sĩ gây mê đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về tất cả các bệnh lí để đảm bảo cho người bệnh được an toàn nhất
“Bác cứ bình tĩnh nhé. Cháu gây mê chỉ hơi đau một chút thôi! Bác hít sâu, thở đều vào”; “Thanh niên dũng cảm lắm mà nhỉ, chỉ đau như kiến đốt tí thôi, cháu sẽ ngủ 1 giấc, ngủ dậy là khỏi ngay!”… Đó là những câu nói thường gặp trong phòng phẫu thuật lúc bác sĩ gây mê cho bệnh nhân trước khi ca mổ diễn ra. Thân thiết, nhẹ nhàng, tình cảm, đôi khi cả vui vẻ, cởi mở, thậm chí tếu táo để bệnh nhân bớt căng thẳng…là những ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi thấy ở các bác sĩ gây mê.
Với mỗi một đối tượng, bác sĩ gây mê lại phải có một “nghệ thuật” ứng xử khác nhau, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già hoặc những bệnh nhân có bệnh lí kèm theo
Bác sĩ gây mê hồi sức luôn đồng hành với bác sĩ phẫu thuật trong các ca mổ để theo dõi, chăm sóc cũng như xử lí các tình huống cấp, góp phần thành công cho mỗi ca mổ. Không những thế, trong mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức luôn phải có mặt trước bác sĩ phẫu thuật hàng giờ, từ chuẩn bị phòng mổ, khám, đánh giá tình trạng bệnh nhân trước gây mê và tiến hành gây mê cho bệnh nhân. Trong suốt quá trình phẫu thuật, kíp gây mê vẫn thực hiện tiêm thuốc, truyền dịch, theo dõi máy đo các chỉ số, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân; duy trì chức năng hô hấp của người bệnh, ứng phó với những trường hợp xấu như chảy máu, rối loạn huyết động, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ… Cùng với bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê cũng nắm trong tay sinh mệnh của bệnh nhân, cũng phải chịu những căng thẳng, áp lực rất lớn trong quá trình làm việc. Không chỉ thế, họ còn cần là những nhà tâm lí để động viên tinh thần người bệnh trước phẫu thuật.
Trong suốt ca mổ, bác sĩ gây mê vẫn đồng hành cùng bác sĩ phẫu thuật để thực hiện tiêm thuốc, truyền dịch, theo dõi máy đo các chỉ số, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân; duy trì chức năng hô hấp của người bệnh, ứng phó với những trường hợp xấu như chảy máu, rối loạn huyết động, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ…
Bác sĩ Nguyễn Chí Kiên – Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, BVĐK tỉnh cho biết, với mỗi một trường hợp lại là một đặc thù riêng. Như trẻ em thì nó rất sợ, đòi hỏi bác sĩ gây mê phải có nghệ thuật dỗ dành, động viên khéo léo, nhẹ nhàng thì các cháu mới tin tưởng. Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ nên có khi các cháu đang rất tươi nhưng mình chỉ cần lơ đãng một tí là cháu có thể gặp nguy hiểm. Hoặc với bệnh nhân tăng huyết áp thì huyết áp bình thường đã có thể giết chết người bệnh, sau khi vào cuộc mổ, huyết áp của họ sẽ tăng rất cao vì căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Vì vậy với người bệnh tăng huyết áp, bác sĩ cần phải tiền mê và an thần, trấn tĩnh, giải thích cho bệnh nhân yên tâm. Hoặc với những trường hợp cấp cứu, khẩn cấp, bệnh nhân vào là chúng tôi phải tiếp đón ngay, có khi vừa bê bát cơm lên đã phải bỏ xuống ra cấp cứu…
Kíp gây mê còn đồng hành cùng người bệnh, trò chuyện giúp người bệnh bớt căng thẳng, lo lắng khi phẫu thuật
Khi ca mổ hoàn thành, bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện xong công việc, lúc này bác sĩ gây mê lại tiếp tục ở lại với bệnh nhân để tiến hành thoát mê và chuyển bệnh nhân về phòng hồi tỉnh. Đây là lúc thể trạng của bệnh nhân yếu nhất, mọi biến đổi về chỉ số nhịp tim, huyết áp đều có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân phải gây mê nội khí quản. Bác sĩ Trần Công Tiến – Phó trường khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, BVĐK tỉnh cho biết, trước mổ người bệnh đã phải chịu rất nhiều stress, trong mổ lại phải sử dụng dao kéo để cắt bỏ phần nào tổ chức trong cơ thể, hoặc có thể mất máu, hạ thân nhiệt…trong quá trình mổ. Đặc biệt là những bệnh nhân có thời gian mổ lâu, bệnh nhân bị đa chấn thương, có tổn thương lớn thì những thay đổi đó gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sau mổ và bác sĩ cần đặc biệt chú ý cho cuộc thoát mê; phải chọn phương pháp thoát mê cho bệnh nhân an toàn nhất, tránh rủi ro nhất cho người bệnh.
Điều trị hồi sức ngoại khoa và giảm đau cho bệnh nhân cũng là một trong những mục tiêu mà chuyên ngành gây mê hồi sức đang định hướng phát triển
Điều trị hồi sức ngoại khoa và giảm đau cho bệnh nhân cũng là một trong những mục tiêu mà chuyên ngành gây mê hồi sức đang định hướng phát triển. Với những bệnh nhân phẫu thuật già yếu, bệnh nhân có những bệnh lí kèm theo hay những bệnh nhân đa chấn thương, bệnh nhân không có chỉ định mổ đều được chuyển lên điều trị tại đơn nguyên hồi sức sau mổ, đợi tất cả những dấu hiệu sinh tồn trở lại bình thường, tiến hành cai thở máy và chuyển về điều trị tại các khoa. Công việc hồi sức đòi hỏi sự chăm sóc của đội ngũ điều dưỡng, hộ lí và bác sĩ làm việc liên hoàn, toàn diện vì tình trạng của những bệnh nhân hồi sức có thể thay đổi từng giờ, cần có sự theo dõi sát tình hình người bệnh.
Nội soi có gây mê giúp cho người bệnh cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn rất nhiều so với nội soi thông thường
Có một sự thật khá bất cập là hầu hết người bệnh có thể nhớ chính xác cả họ và tên của bác sĩ phẫu thuật, nhưng hầu hết đều không nhớ mặt, biết tên của bác sĩ gây mê. Bác sĩ Nguyễn Văn Toại – Trưởng khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, BVĐK tỉnh cho biết, với chức năng, nhiệm vụ là đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong các cuộc mổ và sau mổ nên việc bác sĩ gây mê phải “đi trước về sau” là tất yếu. Trên cùng một bệnh nhân có nhiều bệnh tật kèm theo, đòi hỏi bác sĩ gây mê phải có sự hiểu biết rất rộng và đầy đủ, có như vậy mới đảm bảo an toàn cho người bệnh. Mặc dù người bệnh có thể không biết bác sĩ gây mê là ai nhưng ngược lại, bác sĩ lại phải biết rất rõ về người bệnh, để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức của BVĐK tỉnh hiện nay thực hiện trung bình mỗi ngày 25 ca phẫu thuật, 30 ca gây mê nội soi, và chăm sóc, điều trị ngoại khoa, hồi tỉnh cho 14 giường bệnh tại khoa. Mặc dù lượng công việc rất lớn, áp lực nhiều nhưng khoa vẫn luôn nhận được những phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Tuy không nhớ tên của bác sĩ gây mê nhưng bà Nguyễn Thị Sinh ở phường Tiền An, TP Bắc Ninh vẫn rất hài lòng vì sự chăm sóc nhiệt tình của các bác sĩ từ trong phòng mổ đến khi bà về phòng hồi sức. Bà cho biết: “Các bác sĩ đều rất nhẹ nhàng và tâm lí nên tôi không còn cảm thấy sợ sệt, lo lắng gì cả. Về phòng hồi sức, các cô chú ấy cũng chu đáo dặn dò tôi giữ gìn sức khỏe, cố gắng vài hôm sẽ đỡ…”. Hay ông Nguyễn Hữu Trung ở xã An Bình, huyện Thuận Thành đi kiểm tra sức khỏe và được chỉ định nội soi tiêu hóa đại tràng có gây mê. Trước khi thực hiện ông khá lo lắng vì đã từng nội soi và thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, ở lần này, được sự giải thích, hướng dẫn của bác sĩ và khi nội soi cũng có gây mê, ngủ một giấc dậy là đã thực hiện xong nên ông cảm thấy rất yên tâm, không thấy vấn đề gì, không đau đớn hay có biểu hiện gì khó chịu cả.
Gây mê hồi sức là một lĩnh vực được giới chuyên môn đánh giá rất cao bởi vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên xã hội vẫn ít nhận ra vai trò của họ. Họ giữ cho bệnh nhân ngủ yên hàng giờ để phẫu thuật viên thao tác thuận tiện; họ đã hồi sức cho bệnh nhân tỉnh táo dù trước đó có người rơi vào cảnh thập tử nhất sinh. Để có thể thực hiện tốt công việc, nhưng người bác sĩ gây mê hồi sức không chỉ có chuyên môn, mà còn có một tấm lòng yêu thương vô bờ bến đối với người bệnh.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Tiên Du nâng cao chất lượng y tế cơ sở (01/03/2018 11:05)
- “Những trái ngọt đầu mùa” rời phố lên rừng chăm sóc sức khỏe đồng bào (28/02/2018 14:16)
- Hàng trăm y bác sĩ hiến máu cứu người bệnh trong ngày Thầy thuốc VN (28/02/2018 14:00)
- Khát vọng và đam mê (28/02/2018 07:56)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức kỉ niệm 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/2018 14:37)