- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Xây dựng chính sách phù hợp ngăn chặn tác hại của rượu, bia
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định sử dụng rượu, bia là một yếu tố gây trở ngại sự phát triển bền vững ở ba khía cạnh: sức khỏe, kinh tế và xã hội. Đại hội đồng Y tế thế giới đã kêu gọi các nước xây dựng và thực thi các chính sách nhằm giảm đến mức thấp nhất thói quen sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại.
Theo bảng thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan thì rượu, bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 bệnh tật và tình trạng thương tích; được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Rượu, bia là chất hướng thần với những đặc tính gây ra lệ thuộc. Uống rượu, bia có liên quan tới nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe như rối loạn thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia, các bệnh không lây nhiễm chính, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông. Một số bệnh, thương tích chính do sử dụng rượu, bia là: Tim mạch (tăng nguy cơ gây đột qụy, suy tim, cao huyết áp, phình động mạch chủ); tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp và mãn tính); ung thư (Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu, bia vào nhóm chất gây ung thư; là nguyên nhân liên quan tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan mật…). Một tỷ lệ lớn gánh nặng bệnh tật do sử dụng rượu, bia phát sinh từ những thương tích không chủ ý và cố ý, gồm: tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử; các thương tích gây tử vong liên quan đến rượu, bia xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi tương đối trẻ. Ngoài ra, rối loạn sử dụng rượu, bia cũng là một bệnh mãn tính của não bộ với các đặc trưng: người bệnh cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu, bia; không kiểm soát được lượng uống và rơi vào tâm trạng tiêu cực khi không sử dụng.
Sử dụng rượu, bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội như: bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, đói nghèo và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác.
Trước tình hình đó, tháng 5-2010, Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 63 đã nhóm họp và thống nhất thông qua Nghị quyết về Chiến lược toàn cầu nhằm giảm tác hại của việc sử dụng rượu, bia. Đây là khuôn khổ chính sách cho các quốc gia có thể tham khảo và vận dụng phù hợp điều kiện thực tiễn của quốc gia mình. Đến nay, 166 quốc gia thông báo đã có hệ thống pháp luật quy định về kiểm soát và giảm tác hại của sử dụng đồ uống có cồn. Kết quả cho thấy có ba nhóm quy định mang lại hiệu quả cao trong giảm tỷ lệ sử dụng và giảm tác hại của rượu, bia là: hạn chế tính sẵn có và tính dễ dàng tiếp cận với đồ uống có cồn; chính sách thuế, giá nhằm tăng giá đồ uống có cồn; kiểm soát quảng cáo các sản phẩm.
Tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia (chiếm hơn 99% tổng lượng đồ uống có chứa cồn) đang gia tăng nhanh qua các năm. Sản lượng bia năm 2016 là 3,8 tỷ lít đã tăng lên 4,1 tỷ lít (năm 2017) và 4,67 tỷ lít (năm 2018). Ngoài ra mỗi năm còn tiêu thụ hơn 300 triệu lít rượu công nghiệp và rượu thủ công. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ở mức báo động khi bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,6 lít cồn/người/năm; tỷ lệ nam giới và thanh, thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao, trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp dẫn đến các hậu quả bất lợi về sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người chung quanh và cộng đồng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống.
Cho đến nay, mới có Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Tuy nhiên, đây mới là chính sách mang tính định hướng, cần được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao. Thực tế đó đòi hỏi phải có một luật điều chỉnh toàn diện về giảm tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia. Bộ Y tế là cơ quan được giao và đang hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với mục tiêu tăng cường bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. Luật này quy định về các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm: kiểm soát giảm mức tiêu thụ; kiểm soát việc cung cấp; giảm tác hại của rượu, bia; bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang khẳng định: Không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu, bia mà tùy thuộc vào tuổi, giới, đặc tính sinh học cá nhân, mức độ, cách uống... Bia và rượu tác hại như nhau khi quy đổi ra nồng độ cồn nguyên chất. Rượu, bia gây cả tác hại cấp tính (ngay sau khi uống, chưa lạm dụng) và tác hại lâu dài (sau một thời gian uống thường xuyên). Rượu, bia là đồ uống gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên; tác hại do rượu, bia lớn gấp nhiều lần so với lợi ích... Việc ban hành một luật để ngăn chặn tác hại của rượu, bia là rất cần thiết và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có các mục tiêu phát triển bền vững, phù hợp với các hiệp định thương mại quốc tế. Hiện nay, các nước tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đều coi rượu, bia không phải hàng hóa thông thường và có quy định về giảm tiêu thụ, giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia mạnh hơn Việt Nam. Mặt khác, kinh nghiệm các nước cho thấy các quy định nghiêm khắc chỉ có tác động từng bước giảm dần tốc độ gia tăng, duy trì sản lượng rượu, bia (do tính gây nghiện, số dân tăng, người uống mới) nhưng đem lại các lợi ích vượt trội cho sức khỏe người dân, giảm hậu quả, chi phí xã hội, phát triển đất nước bền vững.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Hội nghị truyền thông phòng chống bệnh tăng huyết áp (24/04/2019 14:37)
- Triển khai cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone thị xã Từ Sơn (24/04/2019 11:00)
- Bộ Y tế triển khai hướng dẫn an toàn người bệnh, an toàn phẫu thuật (24/04/2019 09:31)
- Hơn 3,5 triệu người Việt đang "chung sống" với bệnh đái tháo đường (23/04/2019 14:55)
- Cảnh báo nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát vì nắng nóng (23/04/2019 14:52)