- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Bắc Ninh ghi nhận 530 ca mắc bệnh Tay - chân - miệng
Sở Y tế vừa có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã/thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Tay – Chân – Miệng tại cơ sở giáo dục trước diễn biến phức tạp của dịch Tay - Chân - Miệng trên cả nước và tỉnh Bắc Ninh.
Theo ghi nhận, tính đến ngày 08/9/2023, cả nước ghi nhận hơn 74.000 ca mắc Tay – Chân – Miệng, 22 trường hợp tử vong do Tay – Chân – Miệng. Riêng tại tỉnh Bắc Ninh, tính đến ngày 13/9/2023 đã ghi nhận 530 ca mắc và nhiều ổ dịch tại các huyện/thị xã/thành phố.
Để phòng chống dịch bệnh Tay - Chân - Miệng, không để dịch lan rộng, nhất là tại các cơ sở giáo dục. Sở Y tế đề nghị sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện/thị xã/thành phố phối hợp với ngành y tế chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác truyền thông phòng dịch. Cụ thể, phối hợp ngành y tế tăng cường truyền thông về bệnh Tay - Chân - Miệng và các biện pháp phòng, chống bệnh cho cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ. Hướng dẫn học sinh, cha mẹ học sinh truyền thông về phòng, chống bệnh Tay - Chân - Miệng tới các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng. Các cơ sở giáo dục và các cơ sở chăm sóc trẻ kết hợp các buổi họp phụ huynh phổ biến cách phòng, chống bệnh Tay - Chân - Miệng ; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, có biện pháp cách ly để tránh lây lan trong gia đình và cộng đồng; đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời; đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình.
Thứ 2, thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cô nuôi dạy trẻ, người chăm sóc trẻ tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi thay tã lót và rửa cho trẻ sau khi đi vệ sinh. Không dùng chung gối, chung khăn mặt cho trẻ. Sau mỗi ngày phải giặt và khử trùng khăn mặt của trẻ. Đảm bảo ăn chín, uống chín; không cho trẻ uống chung cốc và ăn chung thìa, đũa, bát.
Thứ 3 là vấn đề vệ sinh môi trường tại cơ sở giáo dục và các cơ sở chăm sóc trẻ. Thường xuyên lau sạch các các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn thông thường (Chloramin B) ít nhất 2 lần trong ngày, đảm bảo lớp học được thông gió hằng ngày. Đảm bảo môi trường xung quanh cơ sở giáo dục và cơ sở chăm sóc trẻ sạch sẽ, thoáng mát. Bố trí khu vực rửa tay bằng xà phòng, đảm bảo thường xuyên có xà phòng và nước sạch để rửa tay. Có khu vực xử lý chất thải theo quy định.
Thứ 4, theo dõi sức khỏe của trẻ và học sinh, cách ly và điều trị kịp thời. Đảm bảo tất cả các trẻ, học sinh khi đi học được theo dõi sát sức khỏe để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Nếu trẻ, học sinh có các biểu hiện bệnh như bị sốt, xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, phải thông báo cho cha mẹ biết để trẻ, học sinh được cách ly, đưa đến cơ sở y tế khám và được điều trị kịp thời. Khi trẻ, học sinh có các dấu hiệu trên thì cho nghỉ học để tránh lây bệnh cho các trẻ, học sinh khác trong trường học.
Ngoài ra, khi phát hiện các trường hợp bệnh/nghi bệnh, ổ dịch tại cơ sở giáo dục phải thông báo cho cơ sở y tế để điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (15/09/2023 08:35)
- Tăng cường chẩn đoán sớm các trường hợp nghi mắc sốt rét (15/09/2023 08:34)
- Triển khai hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (14/09/2023 08:40)
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết (11/09/2023 09:10)
- Tăng cường công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp (11/09/2023 08:12)