- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Bệnh sốt mò
Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi vi khuẩn thuộc họ Rickettsia, lây sang người từ ấu trùng mò với ký chủ trung gian là động vật như chuột, chim, gia súc, gia cầm.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Biểu hiện
- Sốt cao kéo dài.
- Có vết loét da do ấu trùng mò đốt, phát ban dạng sẩn. Đặc điểm của vết loét thường một vết hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 5-10 mm, không đau, không ngứa, viền đỏ và nổi gờ trên mặt da. Lúc đầu màu vàng xám, sau đó đóng vảy màu nâu hoặc đen.
Vị trí thường gặp
- Hay gặp ở các nếp gấp của cơ thể như tay, cổ, gáy, thân mình, đùi, bẹn, rốn...
- Khoảng tuần thứ hai kể từ khi mò đốt, sang thương sẽ bong vảy để lại vết loét đáy sạch khô, màu đỏ tươi có viền cứng.
Cơ chế nhiễm bệnh
- Từ vết loét, vi khuẩn Orientia tsutsugamushi xâm nhập vào hệ bạch huyết gây viêm hạch tại chỗ rồi sưng, viêm và đau hạch toàn thân.
- Đồng thời, chúng xâm nhập vào máu, gây viêm nội mạc vi mạch máu toàn thân, tổn thương viêm nhiễm các cơ quan.
- Bệnh diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể gây biến chứng và tử vong.
Biến chứng
- Thần kinh: Rối loạn tri giác, viêm màng não, viêm não, tổn thương thần kinh sọ não, viêm thần kinh ngoại biên.
- Tim mạch: Viêm tắc mạch máu, viêm cơ tim, trụy tim mạch, suy thận, viêm phổi, suy hô hấp.
- Ngoài ra có thể khiến gan, lách, hạch to. Hiếm hơn là đông máu nội mạch lan tỏa và hội chứng thực bào máu.
Chẩn đoán
- Dựa vào bệnh sử, sang thương da và loại trừ các bệnh gây sốt kéo dài.
- Dựa vào xét nghiệm PCR để chẩn đoán xác định tác nhân.
Điều trị
- Thuốc kháng sinh Doxycycline, azithromycin hay quinolon.
- Thuốc có hiệu quả nhất nếu được dùng ngay sau khi các triệu chứng bắt đầu.
Phòng bệnh
- Để phòng tránh bệnh, hạn chế đi vào vùng bụi rậm, cỏ thấp, vùng đất ẩm, vách núi, hang động. Khi đi vào những khu vực nghi có nhiều ấu trùng mò nên mặc quần áo dài, buộc kín gấu quần, mang tất, ủng. Y văn ghi nhận ở miền Nam khoảng 50% bệnh nhân bị sốt mò do ấu trùng đốt khi làm việc ở ruộng lúa.
- Khi xuất hiện các nốt đốt lạ và sốt cao không rõ nguyên nhân, cần kiểm tra kỹ tất cả bề mặt da trên cơ thể tìm vết đốt, sau đó đến cơ sở y tế sớm để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh? Mẹ cần lưu ý gì? (13/03/2024 18:12)
- ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PREP) TẠI TỈNH BẮC NINH (07/03/2024 15:56)
- Chăm lo sức khoẻ cho người lao động trong ngành Y tế (05/03/2024 09:02)
- [Infographic] - Thừa cân, béo phì ở trẻ em và biện pháp phòng chống (04/03/2024 08:14)
- [Infographic] - Phân tích toàn cảnh tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam (04/03/2024 08:10)