- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Cảnh báo gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch sốt xuất huyết đang gia tăng ở các nước Châu Mỹ la tinh và Châu Á Thái Bình Dương. Các nước xung quanh Việt Nam như Philipines, số mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 2 lần so với cùng kì, với gần 100.000 trường hợp mắc, gần 400 trường hợp tử vong. Malaysia với hơn 60.000 trường hợp mắc, gần 100 trường hợp tử vong. Lào, Campuchia, Trung Quốc, Úc cũng đang gia tăng mạnh và chưa có xu hướng dừng lại. Riêng tại Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, số người mắc sốt xuất huyết cả nước đã tăng gấp 3 lần so với cùng kì, đặc biệt tại các tỉnh Tây Nguyên, số ca mắc đã tăng gấp 7 lần. Dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại hầu hết các tỉnh, thành phố và có nhiều dấu hiệu cho thấy nếu không tích cực phòng chống dịch sớm, mùa dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ gia tăng mạnh.
Tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 17/7, toàn tỉnh ghi nhận 67 trường hợp mắc/nghi mắc sốt xuất huyết (tăng hơn so với cùng kì 25 trường hợp). Trong số đó có 25 trường hợp xác định dương tính với virus Dengue (virus gây bệnh sốt xuất huyết). Các trường hợp ghi nhận đều được điều tra, giám sát dịch tễ đầy đủ. Theo nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này có tăng, nhưng chưa phải là đột biến.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; mặt khác, hiện thời tiết cũng chuẩn bị bước sang mùa mưa (tháng 7 – tháng 10) – mùa cao điểm phát triển bệnh dịch sốt xuất huyết nên việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch là vô cùng cần thiết. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người nhiễm virus, mang virus trong muỗi và truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc xin để phòng bệnh; thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong – nhất là đối với trẻ em. Đặc biệt, bệnh có 4 típ gây bệnh, luân phiên gây dịch nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết không phải chỉ 1 lần duy nhất mà có thể là 2 hoặc 3 lần bởi những típ virus khác nhau.
Theo khuyến cáo, muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết có màu đen, thân và chân có những đốm trắng, thường đốt người vào ban ngày và đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường đậu ở các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Nhiều người thường nghĩ rằng phun thuốc diệt muỗi, bắt muỗi là có thể phòng được bệnh sốt xuất huyết. Nhưng muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch quanh nhà; trứng muỗi nở thành lăng quăng, bọ gậy và phát triển thành muỗi trưởng thành sẽ tiếp tục chu trình gây bệnh cho người. Vì vậy, muốn phòng bệnh thì không chỉ cần diệt muỗi mà còn cần diệt cả lăng quăng, bọ gậy. Vì vậy, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; đổ nước, lật úp các thau, chậu, dụng cụ chứa nước không cần thiết; thả cá hoặc một số dung dịch, hóa chất diệt lăng quăng, bọ gậy vào các dụng cụ chứa nước…mới là cách phòng bệnh tận gốc. Mặt khác, cần chủ động phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn, dùng hóa chất, biện pháp bắt, diệt muỗi. Trong gia đình có người bị sốt xuất huyết, cần cho bệnh nhân nằm màn 24/24, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo thêm, khi xuất hiện các triệu chứng sốt cao đột ngột, kéo dài nhiều ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, cơ thể có thể nổi mẩn, phát ban hoặc xuất hiện xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, có vết bầm tím ở chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen; đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng…cần phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Tiêm đầy đủ vắc xin Sởi là cách tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi (17/07/2019 14:47)
- Cảnh báo bệnh sốt phát ban dạng sởi gia tăng. (16/07/2019 09:58)
- Số ca mắc sốt xuất huyết tăng 3,1 lần: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường theo dõi, điều trị kịp thời (12/07/2019 08:08)
- Hơn 70.000 ca mắc sốt xuất huyết, cần tích cực diệt bọ gậy và muỗi truyền bệnh (03/07/2019 08:26)
- Chiều cao người Việt gần như thấp nhất Châu Á, suốt 25 năm chỉ tăng 3cm (01/06/2019 07:50)