- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Hiệu quả kỹ thuật bơm xi măng sinh học trong chữa xẹp đốt sống
Xẹp đốt sống, nhất là đốt sống lưng thường gây ra những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, kèm theo những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Kỹ thuật bơm xi măng sinh học điều trị xẹp đốt sống lưng được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ đầu năm đến nay với ưu điểm khôi phục sự ổn định và tăng cường sự cứng chắc cho cột sống đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Ngại năm nay 84 tuổi ở xã Trí Quả (Thuận Thành) đang điều trị loãng xương tại khoa Nội tiết – Cơ xương khớp cho biết bà rất phấn khởi vì bệnh đau lưng do xẹp đốt sống lưng đã giảm nhiều, hiện có thể tự ngồi dậy và đi lại bình thường. Năm 2014, bà Ngại bị xẹp 2 đốt sống lưng và đã thực hiện bơm xi măng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gần đây, bà tiếp tục bị xẹp 3 đốt sống lưng do loãng xương và mới thực hiện bơm xi măng được gần 1 tháng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sau khi bơm 3 ngày thì được ra viện. “Trước khi chữa bệnh, lưng tôi đau như rút xương, rút tủy, mỗi lần đau đến phát khóc như trẻ con, đi lại hoặc đang nằm mà ngồi dậy cũng đều đau đớn lắm. Tôi bơm xi măng buổi trưa thì đến chiều giảm đau hẳn, hai hôm sau có thể đi được, sung sướng lắm”. Còn bệnh nhân Nguyễn Văn Tráng, 67 tuổi ở Thị trấn Hồ (Thuận Thành) bị tai nạn trong sinh hoạt dẫn đến xẹp đốt sống, phải nằm bất động 1 tuần trước khi được bơm xi măng. Trước khi vào phòng mổ, bệnh nhân chia sẻ các con ông đã tìm hiểu về kỹ thuật này và thấy các bệnh nhân đều phục hồi tốt, vì vậy tôi và gia đình rất tin tưởng các bác sĩ ở đây.
Kỹ thuật bơm xi măng sinh học trong chữa xẹp đốt sống lưng được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ đầu năm 2017, đến nay đã có hơn 20 ca được thực hiện thành công, các bệnh nhân đều phục hồi tốt, ổn định sức khỏe. Đây là kỹ thuật trong phân tuyến của bệnh viện hạng I song chưa có nhiều bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thực hiện thành công kỹ thuật này. Trước đây, để điều trị các trường hợp xẹp đốt sống do chấn thương, người ta thường áp dụng phương pháp mổ mở và dùng dụng cụ chuyên dụng (nẹp vít) để phục hồi độ chắc của đốt sống. Tuy nhiên, phương pháp này thường tốn rất nhiều thời gian và dễ gây ra tai biến cho bệnh nhân. Với những trường hợp bị loãng xương, kỹ thuật nẹp vít không tối ưu do kết cấu xương không chắc chắn.
Bơm xi măng sinh học giúp người bệnh giảm đau cột sống lưng nhanh chóng; nâng chiều cao cho đốt sống và khôi phục lại đường cong của cột sống; tăng độ cứng bền và ổn định cho thân đốt sống. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh được gây tê tại chỗ và đưa hai kim bơm vào thân đốt sống. Bác sĩ đưa bóng qua kim, đặt vào vị trí thân đốt sống bị xẹp và bơm cho bóng căng dần lên, giúp đốt sống lấy lại chiều cao như trước khi bị xẹp lún. Sau đó bóng lại được làm xẹp và đưa ra bên ngoài. Lúc này, bác sĩ mới tiến hành bơm xi măng sinh học vào khoảng trống trong thân đốt sống mà bóng tạo ra khi nãy. Xi măng cứng lại thì người bệnh có thể vận động và di chuyển tốt.
Theo Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh xẹp đốt sống là một biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương, rất phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh, người cao tuổi hoặc những người bị chấn thương cột sống. Khi một người bị loãng xương hay chấn thương, xương khớp thường trở nên suy yếu và đẩy nguy cơ gãy xương tăng cao. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm, lâu ngày cột sống có thể bị biến dạng, đốt sống xẹp lún gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng đến chức năng của cột sống và khả năng vận động của người bệnh. So với các phương pháp trước đây, kỹ thuật ít xâm lấn này điều trị thích hợp cho cả những người bị xẹp đốt sống do loãng xương hoặc chấn thương một cách ổn định và ít gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Với những tác dụng tích cực cho kết quả điều trị cao, ổn định, phục hồi nhanh chóng và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm, chữa xẹp đốt sống lưng bằng kỹ thuật bơm xi măng sinh học thực sự là một giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân. Việc triển khai thành công và đưa vào thực hiện thường quy kỹ thuật này tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh giúp bệnh nhân không phải chuyển tuyến trên, giảm đáng kể thời gian và chi phí điều trị.
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Nhiều giải pháp giúp giảm thời gian khám bệnh cho người dân (03/10/2017 09:35)
- Cứu sống một bệnh nhân nặng không có người thừa nhận (03/10/2017 09:31)
- Dịch sốt xuất huyết có chiều hướng giảm (03/10/2017 09:24)
- Hơn 280 bệnh nhân ung thư được tặng quà (03/10/2017 09:20)
- Tăng cường đảm bảo ATTP Tết Trung thu 2017 (03/10/2017 08:39)