- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI DỰ ÁN QUỸ TOÀN CẦU PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2024-2026
Ngày 17/07/2024 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Dự án hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS đã tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024-2026.
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Dự án Quỹ toàn cầu giai đoạn 2021-2023 đã kết thúc tốt đẹp và đã đóng góp to lớn cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, đảm bảo tính bền vững liên tục trong việc huy động các nguồn lực phòng, chống HIV/AIDS. Trước tình hình dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp diễn hết sức phức tạp, luôn là mối quan ngại sâu sắc của Việt Nam đối với sức khỏe người dân cũng như những thách thức mới trong việc huy động đầy đủ các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Với sự đánh giá cao của Nhà Tài trợ đối với Dự án QTC giai đoạn 2021-2023 và trước nhu cầu cấp thiết của công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, Nhà Tài trợ tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho Dự án giai đoạn 2024-2026. Đây là một thành công rất lớn với sự nỗ lực của Việt Nam trong việc kêu gọi tài trợ vốn ODA, cũng như khẳng định uy tín, việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài trợ tại Việt Nam.
Tại lớp tập huấn, các học viên cũng đã được nghe Ths. Dương Thu Hằng, điều phối viên Dự án QTC hướng dẫn về những thay đổi về tổ chức, quản lý, thực hiện dự án giai đoạn 2024-2026 và tóm tắt tình hình thực hiện dự án 6 tháng đầu năm 2024 cũng như các hướng dẫn về chuyên môn như Tổ chức, triển khai các hoạt động điều trị HIV/AIDS, điều trị viêm gan C và điều trị PrEP; hoạt động giám sát và xét nghiệm HIV; hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV; Các nội dung cần lưu ý đối với công tác quản lý tài chính, tài sản giai đoạn 2024-2026 và công tác đóng dự án giai đoạn 2021-2023; Cập nhật các nội dung thay đổi trong quy chế phối hợp với VUSTA giai đoạn 2024-2026 do các giảng viên của của Ban quản lý dự án Quỹ toàn cầu trình bày.
Theo PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, giai đoạn 2024-2026 là giai đoạn triển khai và đối mặt với rất nhiều thách thức như:
- Tình hình dịch HIV/AIDS vẫn âm thầm tiến triển với các hình thái mới. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam những năm gần đây được phát hiện chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong nhóm này (trong năm 2022 có tới 50% số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm tuổi từ 15 - 29 tuổi). Nam quan hệ tình dục đồng giới nam và người chuyển giới nữ chiếm tới xấp xỉ 60% số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Vẫn còn khoảng gần 30.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Việt Nam vẫn đang đối mặt với gánh nặng về xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho khoảng hơn 220.000 người nhiễm HIV còn sống.
- Về triển khai Dự án có thách thức về cơ chế thực hiện rất bất cập và góp phần vào việc chậm tổ chức triển khai dự án thời gian vừa qua, đó là Nghị định 114/2021/NĐ-CP- không còn cơ chế quản lý thuận lợi như dự án ô; các quy định về quản lý vốn ODA; cơ chế quản lý qua hệ thống kho bạc nhà nước; cơ chế đưa về quản lý chung tại trung ương- đã bớt phân cấp cho tỉnh/thành phố; các quy định mới về mua sắm-đấu thầu; cơ chế phê duyệt dự án bị chậm tại các khâu... ảnh hưởng của cơ chế đã giảm khả năng phân cấp, giảm tận dụng hệ thống sẵn có, giảm khả năng cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý và rủi ro tại tuyến dưới; tăng gánh nặng và rủi ro tuyến cao trung ương; việc cấp TABMIS vào giữa năm sẽ dẫn đến sự lệch pha kế hoạch.
Để tiếp tục sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ trong bối cánh mới, PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã đưa ra một số ý kiến quý báu như sau:
- Tiếp tục nghiên cứu kỹ cơ chế chính sách, tháo gỡ và vận dụng để tránh chính sách/cơ chế là rào cản không thể thực hiện được hoạt động.
- Đảm bảo các dịch vụ phải thông suốt từ lĩnh vực dự phòng, giám sát-xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS, PrEP, Viêm gan C. Đảm bảo các yếu tố sẵn có, sẵn sàng, tiếp cận được, hiệu quả cao, chi phí rẻ.-
- Tiếp tục vận dụng các mô hình, các kinh nghiệm hay của Việt Nam, của dự án các giai đoạn trước, các mô hình do các tổ chức chuyển giao để giảm bớt thời gian mò mẫm mà đi tắt đón đầu trong việc thực hiện các hoạt động.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các trại giam/trại tạm giam/ trại giáo dưỡng, đảm bảo tính nhân văn của Y tế Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với VUSTA để phát huy thế mạnh của các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Giai đoạn 2024-2026 là giai đoạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt dịch vẫn có xu hướng tăng ở nhóm trẻ tuổi và gia tăng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Do đó việc triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (viết tắt là điều trị PrEP) vẫn là một trong những giải pháp tối ưu góp phần hạn chế HIV lây lan, tiến tới kết thúc đại dịch AIDS.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang được hỗ trợ của dự án Quỹ toàn nên khách hàng đến khám tại các cơ sở sau sẽ được bảo mật tất cả thông tin cá nhân, được miễn phí 100% chi phí thuốc điều trị, khám, tư vấn và một số xét nghiệm theo dõi trong quá trình điều trị.
Tại Bắc Ninh khách hàng có thể đến nhận dịch vụ PrEP tại các cơ sở sau đây để được khám, tư vấn và điều trị PrEP:
- Cơ sở điều trị Methadone, Khoa phòng, chống HIV/AIDS – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, Địa chỉ: Khu Thanh Sơn, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh – ĐT: 0944747898.
- Khoa Nội Truyền nhiễm – Trung tâm Y tế Thị xã Quế Võ, Địa chỉ: Phường Phố Mới, Thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh - ĐT: 0973.071.045.
- Khoa Nội Truyền nhiễm – Trung tâm Y tế huyện Gia Bình, Địa chỉ: Thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh - ĐT: 0916308196.
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Bắc Ninh: Tăng cường triển khai hoạt động và đảm bảo chất lượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) (26/07/2024 15:34)
- Bắc Ninh: Dịch HIV/AIDS có xu hướng tăng qua đường tình dục (24/07/2024 08:26)
- Các mô hình dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV đang triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (19/07/2024 09:16)
- Bắc Ninh: Giám sát, hỗ trợ kỳ thuật triển khai hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Cơ sở điều trị PrEP – Trung tâm Y tế TX Quế Võ (18/06/2024 15:15)
- Phân biệt dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) (11/06/2024 14:14)