- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Gia tăng bệnh nhân suy thận trẻ tuổi và có bệnh nền
Chạy thận nhân tạo (lọc máu chu kì) được coi là phương pháp sống còn với bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối. Trước đây, suy thận chủ yếu do viêm cầu thận mạn, nhưng những năm gần đây, ngày càng nhiều người suy thận mạn do các bệnh không lây nhiễm, bệnh do rối loạn chuyển hóa như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường. Đô thị hóa, ăn uống thừa năng lượng, lối sống ít vận động thể lực…tăng ở trẻ em và người trẻ tuổi cũng khiến bệnh nhân suy thận có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Bệnh nhân Nguyễn Văn H. (xã Đông Thọ, huyện Yên Phong) chỉ mới 32 tuổi nhưng đã có 12 năm gắn bó với bệnh viện để chạy thận nhân tạo. Năm 20 tuổi, với biểu hiện ho dai dẳng, uống thuốc nhiều không khỏi anh H. mới đi viện khám. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu kiểm tra (trong đó có chỉ số chức năng thận) thì tình cờ phát hiện bệnh suy thận, thế nhưng đáng tiếc là bệnh đã ở giai đoạn cuối và phải chỉ định lọc máu chu kì. Anh H. cho biết, giai đoạn đầu do tinh thần suy sụp, ăn uống kém, người mệt mỏi nên sức khỏe giảm sút hẳn. Nhưng theo thời gian, được bác sĩ động viên, giải thích và cũng thích nghi dần nên sức khỏe đã ổn định hơn. Mặc dù có đi làm nhưng anh H. chỉ làm được những công việc nhẹ nhàng và nhận làm tại nhà, bởi tuần nào anh cũng phải đến viện chạy thận 3 ngày.
Ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ phải lọc máu chu kì do suy thận giai đoạn cuối
Tại TTYT huyện Yên Phong, trong số 67 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo thì có đến 17 bệnh nhân dưới 40 tuổi, trẻ nhất chỉ mới 22 tuổi. Bệnh suy thận diễn biến thầm lặng và rất nhiều bệnh nhân phát hiện tình cờ do đi khám các bệnh khác. Bác sĩ Nguyễn Lệ Hằng – phụ trách khu chạy thận nhân tạo, Khoa Phẫu thuật gây mê, Hồi sức tích cực, TTYT huyện Yên Phong cho biết, bệnh nhân trẻ tuổi có các biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, sốt, phù chân tay khi đến khám thì hầu hết đã suy thận ở giai đoạn cuối bắt buộc chỉ định lọc máu chu kì. Nguyên nhân có thể do bệnh thận đa nang, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do luput, hội chứng thận hư. Ngoài ra, ảnh hưởng của đô thị hóa, tình trạng ăn uống thừa năng lượng, lối sống ít vận động thể lực…ở giới trẻ gia tăng khiến các hội chứng chuyển hóa (đái tháo đường tuyp 2, tăng huyết áp, gout, béo phì…) ở trẻ em và người trẻ tuổi gia tăng. Chính biến chứng của những căn bệnh chuyển hóa này lên cơ quan thận ở người trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến suy thận gia tăng ở người trẻ.
Bệnh nhân Nguyễn Ngọc Q. (phường Tương Giang, TP Từ Sơn) phát hiện tiểu đường đã 10 năm nhưng do hồi trẻ chủ quan về sức khỏe, lại bận làm ăn kinh tế nên ông chỉ mua máy đo đường huyết và tự uống thuốc tại nhà khi chỉ số bất thường mà không có sự thăm khám và theo dõi của bác sĩ. Đến khi thấy người mệt mỏi, ăn uống kém, ông Q. đi khám thì đã phát hiện tiểu đường biến chứng suy thận giai đoạn cuối phải chỉ định lọc máu.
Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường biến chứng suy thận tập vận động để bảo vệ động mạch tay chuẩn bị lọc máu chu kì
BVĐK tỉnh Bắc Ninh hiện đang điều trị cho 200 bệnh nhân có chỉ định lọc máu chu kì do suy thận giai đoạn cuối, trong đó có đến hơn 70% bệnh nhân có các bệnh lí nền. Xã hội phát triển khiến các bệnh lí chuyển hóa gia tăng, nhưng người dân thường phát hiện bệnh muộn, khi đã phát hiện bệnh thì chưa tuân thủ điều trị tốt dẫn đến biến chứng của bệnh tác động đến thận, lâu ngày gây ra suy thận. Giải thích cụ thể hơn về mối liên hệ của các bệnh nền với suy thận, bác sĩ CKII Đỗ Bá Hiển – Trưởng khoa Thận tiết niệu – Lọc máu, BVĐK tỉnh cho biết, nếu tăng huyết áp không kiểm soát sẽ gây tăng áp lực lọc cầu thận, gây xơ hoá cầu thận, làm giảm mức lọc cầu thận; đái tháo đường biến chứng sẽ gây tổn thương vi mạch, trong đó có tổn thương mạch máu của cầu thận gây xơ hoá cầu thận; gout gây lắng đọng tinh thể urat tại cầu thận…tất cả những bệnh này đều là nguyên nhân gây suy thận.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Vân – Phó Trưởng khoa Thận tiết niệu – Lọc máu, BVĐK tỉnh Bắc Ninh đưa ra lời khuyên, với bệnh nhân đã có suy thận thì việc đi khám chuyên khoa sâu về thận là điều vô cùng cần thiết. Việc tái khám định kì hàng tháng sẽ giúp bác sĩ thông qua kết quả chức năng thận và các xét nghiệm liên quan, theo dõi các bệnh phối hợp để có chế độ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân hay còn gọi là cá thể hóa điều trị. Mặt khác, tùy từng giai đoạn, nếu bệnh nhân mắc thêm bệnh cấp tính như viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa, bệnh mạch vành…sẽ được bác sĩ điều trị kịp thời, giúp chức năng thận không phải chịu đợt cấp nặng lên ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Suy thận là bệnh không thể chữa khỏi, người bệnh sẽ phải điều trị và gắn với máy móc suốt đời. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi mắc các bệnh cấp tính, người dân cần đi khám tại bệnh viện để được thăm khám đầy đủ. Xét nghiệm chức năng thận là xét nghiệm cơ bản để bác sĩ đánh giá và chỉ định dùng thuốc. Nếu không đi khám khi mắc các bệnh cấp tính, có thể ban đầu chỉ là suy thận chức năng, nhưng nếu không điều trị kịp thời, suy thận kéo dài sẽ gây nên suy thận mạn. Ngoài ra, người dân cần có chế độ ăn nhạt, tập thể dục hàng ngày và định kì kiểm tra chức năng thận 3 – 6 tháng/lần để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu: Mua bổ sung thuốc insulin và methadon tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc lần 2 (02/11/2024 16:09)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Cấu hình đảm bảo an toàn thông tin mạng (02/11/2024 10:53)
- Bệnh viện Sản - Nhi đưa vào hoạt động 3 bàn khám mới (05/04/2023 09:05)
- Công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến (07/03/2023 09:00)
- Khám phát hiện sớm ung thư vú nâng cao hiệu quả điều trị (07/03/2023 08:00)
- Làm chủ các kĩ thuật hồi sức tích cực, cứu sống nhiều bệnh nhân nặng (28/02/2023 14:12)
- Để điều trị lao phổi tại nhà đạt hiệu quả tốt nhất (27/02/2023 09:04)